Thực hư chuyện trà hoa vàng chữa bệnh? Công dụng của trà hoa vàng là gì?

Thực hư chuyện trà hoa vàng chữa bệnh? Công dụng của trà hoa vàng là gì và cách thức chăm bón, phòng chống sâu bệnh cho loài hoa này ra sao?

Trà hoa vàng có chữa được bệnh không ? Cách phòng chống sâu bệnh khi trồng loài hoa này như thế nào?

Trà hoa vàng được trồng rất phổ biến tại Ba Chẽ, Quảng Ninh nước ta, cách phòng chống sâu bệnh khi trồng loài thực vật này cũng khá phức tạp. Mặt khác, loại trà hoa vàng này có công dụng như thế nào? Mời các đọc giả cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Vài nét về trà hoa vàng

Trà hoa vàng có tên khoa học là Camellia Chrysantha, còn gọi là kinkaka, yellow camellia, kim hoa trà hay hoa trà Chrysantha, là một loài thực vật hạt kín, thuộc họ Theaceae xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài ra, loài thực vật này còn được biết đến với cái tên “Nữ hoàng trà”. Đây là một trong những cây cảnh quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng do khai thác nhiều trên thế giới nên cần được bảo vệ và duy trì nòi giống. Hoa trà vàng chủ yếu phân bố ở Quảng Tây, Trung Quốc; Quảng Ninh, Việt Nam, một số khác mọc hoang ở Nghệ an, Vĩnh Phúc,…thường mọc trong rừng thường xanh, những nơi có đất tơi xốp như bên bờ sông, suối.

Ngoài giá trị trang trí cao, là cảm hứng sáng tạo của không ít nhà nghệ thuật, trà hoa vàng còn có rất nhiều công dụng và điển hình là chế biến dược liệu trị bệnh và là một đồ uống cao cấp.

1. Công dụng của trà hoa vàng

Một số hợp chất trong hoa trà chrysantha có khả năng kìm hãm sự tiến triển của u lên đến 33,8%. Ngoài ra, tác dụng giảm tới 35% cholesterol trong máu cũng đã được biết đến. Mặt khác, việc canh tác loài hoa này thu về nguồn lợi nhuận khá cao cho người dân. Như trồng hoa trà vàng là đặc trưng văn hóa phẩm một số dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh nước ta, họ bán chúng với giá khoảng 15 triệu VNĐ tức là rơi vào tầm 660 USD một kilogam trà hoa vàng khô.

● Làm thức uống

Chúng ta không thể không kể đến rượu hoa trà Chrysantha. Để tạo nên loại rượu đặc biệt này, cần chuẩn bị một vài nguyên liệu thô theo trọng lượng như: 0,1- 3 phần hoa trà vàng và 10-100 phần ngũ cốc. Phương pháp này bao gồm các bước sau: đầu tiên trộn hoa trà , hạt của chúng và nước để tạo thành hỗn hợp sau đó đặt nó trong một môi trường lên men nhất định; cho vào đó một chủng vi sinh vật lên men sinh học và để trong 10- 20 ngày; khử trùng vào lọc; pha trộn với rượu; vậy là chúng ta thu được rượu hoa trà vàng. Hiện nay, thức uống này có chi phí không cao, tuy nhiên nó khá tốt và có thể cải thiện sức khỏe con người. Việc cải tiến cách thức khai thác và chế biến có thể sử dụng các thành phần có lợi của trà hoa vàng nhiều hơn.

● Sử dụng làm thuốc

Các bộ phận của cây được dùng làm thuốc như lá, búp non và và phần lớn là hoa sử dụng làm trà. Chúng có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô, nhưng thường được sấy khô để bảo quản và dự trữ. Theo Đông y nói chung, trà hoa vàng là dược liệu có nhiều công dụng như giảm nguy cơ đột quỵ trong bệnh tim mạch, hỗ trợ giảm cân, chống dị ứng , giảm stress, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, thải độc gan và duy trì tuổi thanh xuân là tác dụng được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm

2. Cách trồng và chăm bón trà hoa vàng

● Tăng trưởng

Với khí hậu ấm và ẩm ướt khá thích hợp với trà hoa vàng, nó có thể được tìm thấy tại các thung lũng râm mát với đất tơi xốp. Chrysantha thường sống cùng với các loài thực vật như Camevine, acacia, Nanmu và limper. Do phạm vi tự nhiên cực kì hẹp của nó, số ít trong đó được tìm thấy ở những ngọn đồi thấp của Sixian, cao hơn 100 đến 200 m so với khoảng 100.000 ngọn núi của tỉnh Quảng Tây. Các nhà thực vật học Trung Quốc đang nghiên cứu mục đích lai tạo để tạo ra các giống bảo vật quốc gia tốt hơn. Trong những năm gần đây một số vùng đã được biết đến và nhân giống chúng, nhiều nhà khoa học hy vọng rằng họ sẽ lai tạo được một giống hoa trà vàng kích thước lớn hơn và là hoa kép, màu sắc cũng đa dạng hơn.

● Hình dáng

Trà hoa vàng là giống cây bụi thường xanh, nhánh mảnh, phiến lá thuôn, mép có khía nhỏ. Loài này có khoảng 8 đến 10 giống lai tạo. Theo Flower Database , vỏ cây có màu trắng hoặc trắng xám, chiều cao của cây khoảng 4 đến 6 mét. Lá hình elip, dài khoảng 10 đến 19 cm, chiều rộng khoảng 4- 7 cm, lá xen kẽ. Hoa mọc đơn độc, màu vàng, đường kính khoảng 5 đến 7cm, có từ 9 đến 11 cánh hoa.

● Nhân giống và cách trồng

Thời gian ra hoa của loài cây này từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Canh tác đất phải thoáng khí. Tùy từng thời tiết của các vùng khí hậu khác nhau khi trồng trọt đòi hỏi những đòi hỏi những điều kiện khác nhau để phù hợp với giai đoạn sinh sản của hoa trà vàng. Trong đó khí hậu cận nhiệt đới có thể là môi trường tối ưu nhất để chúng tăng trưởng và phát triển bình thường. Thời tiết mưa nhiều ngày có thể khiến cho hoa dập nát và rơi rụng.

Hoa trà Chrysantha không chịu được ánh sáng mặt trời trực tiếp, và là một loài cây ưa bóng râm. Độ chiếu sáng cần thiết thường là 320- 600 LUX, nhưng cũng có một số ngoại lệ thường thấy khác. (LUX là một đơn vị đo tính bằng mét cho độ chiếu sáng của một bề mặt, độ chiếu sáng trung bình là các mức lux trung bình đo được tại nhiều thời điểm khác nhau của cùng một khu vực xác định, một lux bằng 1 lumen trên mỗi mét vuông, lumen là đơn vị đo quang thông, tìm hiểu thêm tại đây)

Trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, sự phát triển của cây, độ cứng, khả năng tái tạo có mối tương quan tích cực với bóng râm, dễ bị thối rễ. Có thể chia hoa trà vàng thành 2 loại là loại chịu acid và loại chịu canxi. Tuy nhiên dưới sự canh tác nhân tạo, một số loài camellia có thể phát triển trên đất acid. Hàm lượng tro và yêu cầu về các nguyên tố cần có khác trong đất mọc trong các loại đất khác nhau là khác nhau.

Ghép cành là cách phổ biến nhất trong lai tạo hoa trà vàng. Tuy nhiên cần chọn loại có thân thẳng duy nhất, chỉ loại bỏ tán lá dưới và bất kì chồi bên nào khi chúng xuất hiện. Việc uốn nắn cây theo hình dáng bạn mong muốn thực tế cũng khá khó, đòi hỏi thợ làm vườn phải thật kiên nhẫn và tỉ mì.

3. Cách phòng chống sâu bệnh cho loài hoa này như thế nào và một số lưu ý

Giống cây trà hoa vàng tương đối ít có bệnh nhưng đôi khi bạn sẽ gặp phải một số vấn đề sau:

● Bệnh do virus

Chúng khá phổ biến trong số các loài hoa trà, trên thực tế nó có một vài công dụng khi góp phần làm đa dạng hóa và tán lá. Virus phổ biến nhất xuất hiện dưới dạng màu vàng sáng ở rìa lá. Nó có thể vô hại nhưng cũng có thể làm suy yếu cây do làm giảm diệp lục có sẵn. Khi mang chủng virus này, cây nhiễm bệnh và khó có thể chữa khỏi.

● Nhiễm nấm Phytophthora

Loài nấm này làm giảm sự sinh trưởng của cây, đặc biệt là cây ưa đất acid. Nó giết chết rễ cây khiến cây héo úa và chết. Mặt khác các biểu hiện này khó phát hiện đến khi quá muộn. Phòng ngừa bằng cách đảm bảo đất trồng thoát nước tốt là cách tối ưu nhất. Đôi khi có thể cứu vãn bằng cách rửa sạch đất, loại bỏ rễ chết, sử dụng thuốc diệt nấm và trồng lại tại một khu đất thoát nước tốt hơn, nhưng nỗ lực này khó khiến ta để tâm.

● Lá gall

Đôi khi cây mắc bệnh này, nó do một loại rệp sống bám vào lá khiến lá dày lên và biến dạng cuối cùng biến thành màu trắng với sự phát triển của bào tử nấm. Cách khắc phục là loại bỏ lá biến dạng và phun thuốc diệt nấm

● Tàn phá cánh hoa

Điều này gây ra bởi nấm và có thể lây lan và làm hỏng phần lớn vị mùa. Kiểm soát bằng phun diệt nấm trước khi một trong bất kì cánh hoa nào rơi xuống quanh bụi cây nhiễm bệnh.

● Bệnh dieback hay khô cành khô quả

Đây là một vấn đề nghiêm trọng, thậm chí gây chết cây với diện tích lớn. Tán lá của cành non héo, xuất hiện các vết vàng nâu hoặc nâu trên quả , đốt cành, lá sau lan rộng ra xung quanh. Sau một thời gian, các vết này lõm sâu xuống dần chuyển thành nâu sẫm tương ứng với sự khô héo và gãy rụng. Tác nhân chính của trường hợp này là do nấm, vi khuẩn hoặc do khô cành sinh lí. Điều trị bằng thuốc diệt nấm có hiệu quả nhưng không hoàn toàn thành công. Trồng quá dày hoặc thoát nước kém góp phần làm cho việc lây lan nhanh hơn.

● Ấu trùng ở lá

Trà hoa vàng thường không bị tấn công bởi bất kỳ loài côn trùng đặc biệt nào hoặc chỉ bởi rệp vừng, sâu bướm, bọ trĩ. Giun cũng có thể gây thiệt hại đáng kể, tuy nhiên các biện pháp thông thường cũng khá hiệu quả. Các túi ấu trùng phủ lá tạo ra từ ấu trùng bướm để ngụy trang bảo vệ mình, nó ăn lá bên trong túi khiến hỏng lá. Hái tay các lá bệnh là cách kiểm soát đơn giản nhất nhưng khó thực hiện trên quy mô lớn. Việc sử dụng thuốc trừ sâu khó đảm bảo ngoại trừ trường hợp phá hoại nghiêm trọng.

Kết luận:

Trà hoa vàng vừa mang giá trị thẩm mĩ, có thể trị bệnh mà còn có giá trị kinh tế cao. Việc nuôi trồng và nhân giống loài hoa này là vô cùng có lợi. Chúng ta cần bảo vệ là giới thiệu về lợi ích của chúng một cách rộng rãi hơn.

5/5 - (13 bình chọn)