Kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc trà hoa vàng

Trà hoa vàng từ xưa thường được trồng làm cảnh trong vườn, cẩm cung vua chúa như một loài hoa cao quý, khó tìm để thể hiện sự giàu có, quyền lực của triều đình. Hoa trà hoa vàng dùng làm trà dâng vua.
Ngày nay, trà hoa vàng được trồng và bày bán như một loại hoa cảnh ngày tết. Công dụng chữa bệnh tuyệt diệu của trà khiến chúng được săn lùng nhiều. Để hiểu cách nhân giống, trồng trọt và chăm sóc loại trà hoa vàng này như thế nào mời bạn đọc xem bài viết sau.

I. Cây trà hoa vàng trong tự nhiên

Trà hoa vàng là một giống trà đặc biệt, mọc khu núi thấp, ẩm. Cây xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc. ở Việt Nam, cây tìm thấy ở một số địa phương như Ba Chẽ (Quảng Ninh), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Quế Phong (Nghệ An)…

Trà hoa vàng có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan huyết áp tim mạch, bệnh tiểu đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch. Trà có tác dụng giải độc gan, tiêu viêm mụn nhọt, kéo dài tuổi xuân, giảm thiểu lão hóa sớm ở phụ nữ tiền mãn kinh….

● Hương vị hoa trà hoa vàng đặc biệt thơm ngon, ngọt thanh dễ uống. Nước trà vàng trong, óng ánh khó quên. Ngoài ra trà hoa vàng còn là một loài hoa cảnh thể hiện sự cao quý, sang trọng và quyền lực của gia chủ.

II. Kỹ thuật nhân giống trà hoa vàng

Hiện nay, do sự khai thác của nhân dân, nguồn trà hoa vàng tự nhiên gần như cạn kiệt. Do đó, để tạo ra các sản phẩm trà phục vụ trong cuộc sống, các vườn ươm giống đã nghiên cứu, thử làm nhiều cách thức nhân giống khác nhau: chiết ghép, giâm hom, cấy mô. Trong quá trình tìm tòi, học hỏi, người nông dân nhận ra phương pháp giâm hom cho giống cây khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao, hơn nữa tiết kiệm chi phí, thời gian nhân.

a. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom:

● Điều kiện nhân giống:

○ Cây mẹ:

■ Khỏe mạnh, thân to cứng cáp, không gãy, nát.

■ Không sâu bệnh, không dị tật.

■ Cành cắt hoa, lá, nụ.

○ Bầu đất hom:

■ Bầu đất có thể là chậu, khay có lỗ phía dưới đáy chậu.

■ Bầu có thể là túi ni lông được buộc chặt.

■ Giâm hom trà hoa vàng thích hợp nhất là dùng cát sông.

■ Cát sông lọc sàng, bỏ sỏi, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô với lửa để diệt khuẩn, hạn chế sâu bệnh cho cây hom.

● Cách hom giống:

○ Chọn cành bánh tẻ (cành to, chắc, một phần đầu hóa gỗ) trên cây mẹ. Dùng dao hay kéo cắt cành (hom), dài từ 5-10 cm.

○ Hom giống cho nhúng đầu cắm vào dung dịch kích rễ IBA hoặc NAA từ 1-2 tiếng.

○ Cát cho vào bầu.

○ Chọc 1 lỗ giữa bầu đất, cho hom cây vào lỗ, tránh làm rách vỏ.

○ Ấn chặt cát xung quanh gốc hom để hom không bị hở.

○ Tưới nước giữ ẩm.

Thời điểm hom giống:

○ Đông xuân: tháng 1- tháng 2

○ Hè Thu: Tháng 7 đến tháng 8

○ Đợi hom cây ra rễ, phát triển thành cây con giống.

Lưu ý trong nhân giống:

○ Cành bánh tẻ khi cắt không được để giập nát, vỡ vỏ.

○ Không có cát, có thể dùng đất tơi xốp, đất chua.

○ Hom giống không để hở vùng mọc rễ.

b. Kỹ thuật in vitro tiên tiến

Với các nhà kinh doanh có vốn, có kinh nghiệm trong nhân giống, họ áp dụng cả công nghệ sinh học tiên tiến trong nhân giống trà hoa vàng. Đó là công nghệ nhân giống In Vitro và nuôi cấy mô. Từ các mảnh nhỏ trên cây mẹ, người ta có thể nhân lên hàng nghìn, hàng triệu cây con cho năng suất cao như cây mẹ.

III. Cách trồng trà hoa vàng

Sau khi có giống cây, công đoạn tiếp theo đem trồng cho cây phát triển thành cây trưởng thành. Trồng trà hoa vàng yêu cầu nhiều điều kiện và cách thức khác nhau:

a. Chuẩn bị đất:

● Để trà hoa vàng sống được và phát triển thì điều kiện đầu tiên cần chú ý đến là đất nuôi cây.

● Đất có độ pH 4,4- 5,5 là đất phù hợp cho phát triển của cây. Đất ruộng, đất đồi núi có thể sử dụng để trồng trà.

● Đất trước khi trồng phải được ủ phân sinh học khử trùng, diệt nấm mốc gây bệnh cho cây.

● Để đảm bảo dinh dưỡng của cây luôn đủ, đất trước vụ cần bón thêm 10- 15% phân chuồng và 20% trấu đồng thời bổ sung Kali trộn với Trichoderma. Như vậy đất vừa đầy đủ dinh dưỡng cho cây lại diệt sạch tác nhân gây bệnh cho cây.

● Nếu không có phân chuồng, có thể dùng phân NPK 16-16-5 hay 10-10-3, với hàm lượng từ 300g đến 500g mỗi mét vuông đất, bón trực tiếp xuống ruộng.

b. Cây trà trồng trong chậu:

Trà hoa vàng trồng trong chậu với mục đích làm cảnh. Thay vì chỉ chơi đào, mai ngày Tết, trà hoa vàng cũng được nhiều gia đình lựa chọn để thêm sắc xuân, thêm tài lộc cho năm mới.

Tùy độ lớn của cây trà mà chậu sử dụng to hay nhỏ. Chậu có thể bằng sứ hoặc nhựa, tuy nhiên cây lớn thường được để vào chậu sứ hay chậu xi măng.

Trước khi cho bầu đất chứa cây vào chậu, chậu cần dải một lớp sỉ than hay than hoa nghiền nhỏ phía dưới đáy chậu. Có thể thêm chút phân gà hoặc phân chuồng để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Sau đó, bạn đặt bầu đất vào chậu, đặt tránh lệch cây. Có thể thêm đất vào để cây đứng vững trong chậu. Tưới nước ẩm, để cây trong bóng râm.

c. Trà trồng trên ruộng đất:

Đối với trà trồng trên ruộng đất với mục đích kinh doanh, làm trà, thì yêu cầu trồng trà phải đúng kỹ thuật.

● Yêu cầu với đất:

Đất đồi hay đất ruộng cũng cần làm phẳng nơi trồng cây.

Đất cày, phay tơi nhỏ, lên luống rộng 1,2m, cao hơn dõng 40- 60cm, dõng rộng 50cm để dẫn nước đầy đủ cho cây.

Nếu đất đồi núi không phay máy được, yêu cầu đất cần cày sâu 40-45cm, không để đất nhiều đất cục. Phần lớp đất trên là đất cát cần dùng cuốc, xẻng trộn đều với vùng đất thịt sâu bên dưới.

● Chuẩn bị thêm:

Phân gà, phân bò, phân sinh học hoặc trấu cho bề mặt đất trồng, bón trước khi trồng hom.

Rắc phân trước vụ mua chuẩn bị cho trồng cây.

● Trồng cây:

Xé bỏ bầu đất nếu đất bầu là đất ruộng, cát. Nếu đất bằng đất rơm trộn bùn thì giữ nguyên bầu đất.

Đào hố nhỏ rồi cho cây con vào. Mỗi luống để 3 hàng cách nhau khoảng 25-30cm. Mỗi cây trong hàng cách khoảng 10-15cm.

Lấp đất chặt, giữ cây đứng thẳng. Tưới nước giữ ẩm cho cây.

IV. Chăm sóc trà hoa vàng tươi tốt, nhiều hoa ngày tết

a. Sử dụng mái che cho cây:

Trà hoa vàng là cây ưa ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp , nếu trồng công nghiệp cần sử dụng mái che cho cây.

Mái che hay sử dụng cho trà hoa vàng là lưới che Thái lan hay Hàn Quốc với độ bóng từ 70-80%.

Mùa đông hay những ngày râm, bạn cần tháo bớt lưới che để cây quang hợp. Nếu không cây sẽ rụng nụ, ít hoa.

b. Phân bón:

Khi cây cao 0,7- 1m, bắt đầu bón phân mỗi tháng 1 lần cho cây.

Phân sinh học, phân NPK hoặc phân hữu cơ vi sinh được sử dụng để bón sẽ giúp cây phát triển, ít sâu bệnh.

c. Nước:

Cây ưa sống trong nền đất ẩm. Nước cần tưới thường xuyên. Mùa hè 2 lần mỗi ngày, mùa đông 1 -2 ngày 1 lần.

Không để đất khô 8-10 ngày trở lên hoặc để cây sống ngập úng 3-4 ngày không tháo nước và không tưới về đêm. Như vậy cây sẽ nhanh chết, có sống thì yếu ớt đi và lắm sâu bệnh, năng suất không cao.

d. Trừ sâu bệnh:

Trà hoa vàng ít bệnh hơn các loại cây khác. Tuy nhiên, trên cây một số bệnh vẫn thấy như sâu đục thân, sâu ăn lá, rệp… Bạn nên để ý khi một vài cây có dấu hiệu nhiễm bệnh hãy phun thuốc trừ sâu, tránh ảnh hưởng cả vườn. Các thuốc trừ sâu sinh học được ưu tiên hơn, bớt ô nhiễm môi trường.

Chú ý không phun gần vụ thu hoạch hoa 1 tháng đổ ra.

e. Kỹ thuật đảo trà:

Kỹ thuật này là bí quyết của người chơi hoa cảnh. Đảo trà là cách chuyển cây từ vị trí đất này sang đất khác hay sang chậu khác.

Để cây nở hoa đúng dịp Tết, người ta thường đảo trà từ tháng 3-4 Âm lịch để cây chuyển nụ.

Khi cây ra mầm non hàng loạt vào tháng 2 sau Tết, nuôi cho đến khi mầm ra lá non. Sau đó, người ta tiến hành đảo trà. Khi đảo trà, kích thích chồi non sinh dưỡng thành chồi sinh sản để phát triển thành hoa.

Đối với cây to khó chuyển hoặc người trồng không muốn đảo trà thi có thể sử dụng cách sau:

Khi mầm non ra lá, dừng bón phân 1- 1,5 tháng, tưới nước 1 ngày rồi dừng tưới nước 2-3 ngày, thấy cây rủ rồi lại tưới lại.

Trên đây là tổng hợp các kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc trà hoa vàng.

Để được giải đáp thắc mắc và tư vấn thêm về sản phẩm Hoa trà hoa vàng Golden Camellia xin liên hệ qua số điện thoại 0945.098.412

 

5/5 - (1 bình chọn)